Lương nghề Seo bao nhiêu là câu hỏi đang được nhiều người quan tâm, nhất là các nhà tuyển dụng không chuyên (các doanh nghiệp nhỏ, các cá nhân muốn thuê người làm seo…). Bài viết này Seo Xanh sẽ cung cấp cho mọi người có cái nhìn tổng thể về công việc Seo và mức lương nghề Seo như thế nào nhé.
Mức lương nghề SEO bao nhiêu?
Ở Việt Nam hiện tại, mức lương nghề SEO trung bình có thể dao động từ 8 triệu đến 30 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, các chuyên gia có kinh nghiệm hoặc làm việc tại các công ty lớn có thể kiếm được nhiều hơn và gần như không giới hạn.

Các yếu tố quyết định mức lương nghề SEO của một nhân viên Seo bao gồm:
- Kinh nghiệm: Chuyên viên SEO mới chỉ kiếm được mức lương thấp hơn so với những người đã có kinh nghiệm trong ngành này. Mức lương cũng sẽ tăng dần theo thời gian khi có thêm kinh nghiệm.
- Trình độ: Những chuyên viên SEO có bằng cấp liên quan đến Digital Marketing sẽ có mức lương cao hơn so với những người không có bằng cấp hoặc có bằng cấp khác.
- Địa điểm làm việc: Mức lương của một chuyên viên SEO cũng phụ thuộc vào địa điểm làm việc, những thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh thường có mức lương cao hơn so với các tỉnh thành khác.
- Quy mô doanh nghiệp: Những công ty lớn và quy mô có khả năng trả lương cao hơn cho nhân viên của mình so với các công ty nhỏ.
Thực tế, mức lương nghề SEO của nhân viên hoặc chuyên gia đều phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Với sự phát triển của ngành Digital Marketing, nhu cầu về chuyên viên SEO cũng đang tăng lên, dẫn đến nhu cầu tìm kiếm nhân lực trong lĩnh vực này cũng tăng cao.
Thực tập SEO
Đối với vị trí thực tập sinh, thường là một bạn hoàn toàn mới tiếp cận lĩnh vực này. Vị trí này là quá trình bạn “dạo đầu” với nghề seo. Do đó, mức lương seo, mà đúng ra là phụ cấp thường chỉ khoảng từ 3 – 5 triệu/tháng. Thậm chí một số tổ chức/doanh nghiệp “keo kiệt”, họ còn không tín mức phí thực tập cho học việc/thực tập.
SEO Junior
Mức lương của một Seo Junior thường đạt mức từ 5-10 triệu đồng/tháng. Điều này còn dựa vào tùy công ty/doanh nghiệp và định hướng phát triển.
Cấp độ Junior, nhà tuyển dụng không đòi hỏi họ quá nhiều kỹ năng. Vì thế mà khối lượng công việc “dễ thở” hơn so với cấp bậc Senior. Tuy vậy, đây là vị trí bàn đạp và “cần có” để ứng viên rèn luyện, trau dồi và phát triển năng lực của mình khi có thể.
Có thể thấy rõ, khi so sánh với thị trường chung, lương seo từ những giai đoạn đầu đã có sự phân bố lương cao và tốt hơn (so với nhiều ngành nghề khác).
SEO Senior
Khi có thời gian dài học hỏi và “lột xác” hơn, bạn đã sở hữu một lượng kinh nghiệm kha khá đủ để chạm đến lương dành cho cấp bậc Senior. Cụ thể, vị trí này có lương seo từ 10 – 15 triệu đồng/tháng.
Điều kiện để ứng viên có thể nhận được mức lương này từ 1 – 2 năm kinh nghiệm làm việc. Thế nhưng, thực tế lại có nhiều trường hợp khác nhau.
Điều này là do sự cố gắng ở mỗi người. Nếu bạn học nhanh, phát triển vượt trội thì thời gian không phải vấn đề quá lớn chi phối với lương nữa. Chính vì vậy, việc xác định khung lương seo chỉ mang tính tương đối. Nhưng có một điều là tuyệt đối! Đó chính là bạn có thể thay đổi, thích ứng kiến thức và bồi dưỡng bản thân để chạm tới mức lương mình kỳ vọng.
SEO Leader
Với vị trí trưởng nhóm, bạn cần phải có ít nhất từ 2 – 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO. Bạn không chỉ nắm vững chuyên môn về seo; bạn còn có tầm nhìn quản lý, lên kế hoạch và hỗ trợ đội nhóm seo của mình.
Chính vì yêu cầu cao nên mức lương ở ở vị trí rơi vào khoảng 15– 30 triệu đồng/tháng. Lương seo của SEO Leader không có sự cố định mà rất biến động, tuy nhiên mức độ thay đổi luôn có chiều tăng lên khi các dân seo hiện tại đều tự phát triển; làm mới bản thân để định hướng thành một chuyên gia Seo có năng lực.
SEO Manager
Có thể nói, vị trí Manager sở hữu vốn chuyên môn rất dày dặn; và là “người anh lớn” trong chuyến hành trình chinh phục nghề seo.
Mức lương mà SEO Manager có thể nhận cũng không có giới hạn và có thể lên đến 40 – 50 triệu/tháng; thậm chí hoặc hơn.
Đó là nỗ lực dài hạn khi bạn đã hoàn thiện và sẵn sàng hướng tới việc đào tạo chuyên môn của người trẻ; kết nối và cố vấn làm việc cho nhiều thương hiệu, tập toàn/tổ chức lớn.
Công việc của SEOer là gì?
Excel và Google Sheet có lẽ là phần mềm mà SEOer dùng nhiều nhất. Tất nhiên, còn hàng tá các công cụ giúp SEOer tìm kiếm và phân tích từ khóa; tối ưu thứ hạng,…
Nghiên cứu từ khóa
- Các SEOer thường sẽ đánh giá, nhận diện mức độ khó dễ của từ khóa; và lập kế hoạch theo dõi bộ từ khóa
- Phân tích và đánh giá tổng quan về website
- Họ sẽ nhìn ra các vấn đề mà một website đang không ổn? Đó có thể là vấn đề về nội dung hoặc kỹ thuật.
- Thực hiện tốt các chỉ số trên một website
- Để thứ hạng đạt top cao, việc chỉnh sửa những tồn đọng là điều cần thiết
Nắm bắt tốt về cách xây dựng liên kết (link building)
Việc đi backlink rất quan trọng đối với việc đẩy mạnh các thứ hạng. Tuy nhiên, SEOer cần biết chút ít về kỹ thuật build link để tăng cường lợi thế giúp từ khóa lọt top cao nhanh hơn.
Học, sáng tạo và linh hoạt với những điều mới
Điều này áp dụng cho tất cả các ngành nghề. Dù bạn làm gì, việc cải thiện bản thân tốt hơn, việc tối ưu website, lập kế hoạch phát triển dự án cũng minh chứng cho sự thay đổi đáng kể của bạn.
Cập nhật và tối ưu hóa nội dung
Không có gì chắc chắn bài viết của tổ chức luôn đạt được hoặc duy trì được thứ hạng top của mình. Do vậy, bạn đừng quên việc bổ sung thêm các nội dung mới để bài viết của bạn được duy trì, Không thì khả năng bay ra khỏi 10 trong một nốt nhạc.
Kỹ năng nghề SEO cần để có mức lương cao
Không chỉ nghề Seo mà nghề nào cũng vậy, ngoài chuyên môn thì các kỹ năng khác rất quan trọng, cụ thể một vài kỹ năng liên quan đến SEOer như sau:
- Năng lực Tư duy kỹ thuật
- Phân tích, suy luận và giải quyết vấn
- Kỹ năng tranh biện (hùng biện, phản biện)
- Khai thác thông tin – Tổ chức xử lý thông tin
- Năng lực lập trình
- Kỹ năng viết
- Năng lực Giao tiếp
- Tư tạo động lực
- Kỹ năng sử dụng truyền thông xã hội đa nền tảng
Có nên làm SEO không?
Ngành SEO chưa bao giờ giảm nhiệt; thậm chí nó lại bùng nổ mạnh mẽ hơn trong những năm gần đây. Trong những năm qua, nó luôn là ngành chưa bao giờ ngừng hot và được nhiều người quan tâm mạnh mẽ.
Khi trả lời câu hỏi có nên làm SEO hay không? Điều này thật khó vì nó phụ thuộc vào mỗi cá nhân. Cái khó của ngành này nằm ở chỗ nếu không hiểu đúng về bản chất ngành nghề này; hoặc chưa đủ đam mê, ý chí và nỗ lực học hỏi, phát triển, bạn khó có thể “sống sốt” được với nghề.
Vậy nên, điều quan trọng là ứng viên cần tìm hiểu rõ về SEO, những mong đợi lẫn các giá trị mà ngành nghề này mang lại cho chính bạn. Ngoài mức lương seo bạn mong muốn, bạn làm nó có thấy hứng thú không, có thể sáng tạo hay tạo ra sự đột phá gì từ nó hay không?
Cơ hội làm việc của SEO
Môi trường làm việc của SEO rất đa dạng mở ra nhiều cơ hội cho các ứng viên. Bạn có thể bắt đầu hành trình SEO của mình với nhiều vị trí tại các công ty Inhouse hoặc Agency. Tùy vào sở thích và mong muốn phát triển, bạn hãy cân nhắc lựa chọn.
Khi đã có kinh nghiệm, một vài định hướng mà bạn có thể làm đối với lĩnh vực này:
- Làm việc trực tiếp với các Khách hàng/ Đối tác ngoài theo dự án (dù công việc chính vẫn đảm nhận)
- Freelancer về SEO. Đây là công việc giúp bạn tối ưu hóa thời gian và lập kế hoạch chi tiết về mức lương mình muốn đạt được.
- Ngoài ra, bạn có thể tham gia đào tạo, cố vấn, cho các bạn mới, học việc về SEO tại các trung tâm/cơ sở đào tạo chuyên dụng trên thị trường.
Lời kết
Lương nghề seo thật sự có những biến động lớn và thay đổi tùy thuộc vào quy mô phát triển từng công ty. Hy vọng với bài viết trên, bạn đọc sẽ có một cái nhìn tổng quan nhất về mức lương nghề seo hay lĩnh vực chuyên biệt này. Biết đâu bạn sẽ có hứng thú với ngành nghề này và lập kế hoạch bắt đầu hành trình chinh phục mức lương mơ ước.
Chúc các bạn thành công với lựa chọn của mình.